5/5 - (1 bình chọn)

Chủ thẻ cần nắm rõ số tiền có thể nợ, thanh toán đúng hạn và hạn chế tối đa việc dùng thẻ tín dụng để rút tiền.

Trong những năm gần đây, thẻ tín dụng dần trở thành phương tiện thanh toán hiện đại được nhiều người biết đến, sử dụng, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Chi tiêu thanh toán bằng thẻ tín dụng nhanh chóng, tiện lợi nhưng nếu không hiểu đúng về thẻ tín dụng thì bất cứ người nào cũng có nguy cơ trở thành con nợ thẻ tín dụng theo cách họ không hề mong muốn. Vì vậy, các chủ thẻ tín dụng nên nắm những nguyên tắc cơ bản dưới đây.

Luôn luôn bảo mật thẻ tín dụng

Rất nhiều trường hợp thông báo mất tiền từ thẻ tín dụng. Thông tin thẻ tín dụng là cái được tin tặc ưu tiên ăn cắp hơn các loại thẻ khác vì hạn mức thẻ cao, bù đắp được công sức của chúng nhiều hơn cả. Có rất nhiều thủ đoạn ăn cắp thông tin thẻ tín dụng có thể kể ra như: Gắn chip vào máy thanh toán POS/ EDC hoặc cây ATM, gửi mã độc vào máy tính hoặc đặt chúng vào website có địa chỉ không rõ ràng và dẫn dắt bạn truy cập, giả mạo làm nhân viên ngân hàng, gian lận từ thu ngân khi bạn thanh toán hoặc thậm chí lơ là để người đứng sau bạn nhìn thấy tất cả…

Tình trạng cho mượn thẻ tín dụng của người Việt Nam rất phổ biến. “Cho người nhà mượn thẻ để thanh toán nhưng đôi khi họ lại vứt thẻ linh tinh. Một số người thậm chí còn chụp ảnh chiếc thẻ mà quên không làm mờ các chữ số in trên đó. Tất cả đều rất nguy hiểm”. Cũng theo một thống kê gần đây, khoảng 70% thông tin cá nhân bị đánh cắp do khách hàng lơ là, không quan sát thẻ khi thanh toán. Nhiều người vẫn giữ thói quen đưa thẻ cho nhân viên quẹt trong khi kẻ gian hoàn toàn có thể chụp lại mặt trước và sau và lấy cắp thông tin để trục lợi.

Thẻ tín dụng ngân hàng hiện nay được tích hợp chip EMV tạo ra một lớp mật mã được mã hóa khi thông tin được truyền đi, do đó bảo mật cao hơn rất nhiều lần so với dải từ như thẻ ATM. Song hơn hết chính bạn phải luôn luôn cẩn trọng bảo vệ chính tài sản của mình chứ không phải ai khác.

Xem thêm:

Top 10 thẻ tín dụng ngân hàng có chính sách ưu đãi tốt nhất

5 thẻ tín dụng tốt nhất cho người có thu nhập 5 triệu đồng/tháng

Xác minh kỹ thông tin ưu đãi

Không nên vì nghe những quảng cáo miễn phí phát hành, miễn phí thường niên của các nhân viên tư vấn mà tự làm khó cho mình. Bên cạnh đó, những thẻ tín dụng được miễn phí thường niên thường có chi phí dịch vụ khác liên quan đến thẻ tín dụng cao hơn nhiều so với thẻ tín dụng khác.

Chú ý thanh toán dư nợ thẻ tín dụng

Đừng bao giờ quên rằng mình đang tiêu tiền đi vay của ngân hàng từ thẻ tín dụng. Khi thanh toán bằng thẻ tín dụng, thực chất bạn đang tiêu bằng số tiền đi vay trước của ngân hàng. Tuy nhiên không ít khách hàng đặc biệt là những người trẻ, lại thường quên điều này khi đứng trước những cạm bẫy mua sắm “thỏa thích”.

Thông thường ngân hàng sẽ dành ra cho bạn tối đa 45 ngày chưa phải trả dư nợ tín dụng, tức là tính từ thời điểm bạn dùng thẻ để thanh toán bạn sẽ có tối đa 44 ngày để chuẩn bị tài chính và trả nợ muộn nhất vào ngày thứ 45 trước khi bị phạt thanh toán và bị tính lãi suất. Hơn nữa, có thể nói lãi suất thẻ tín dụng cao ngất ngưởng từ 20-30%/ năm, chưa kể phí phạt trả chậm 4% nữa.

Lưu ý: Cần xác định thời điểm phí phạt trả chậm hoặc lãi suất bị tính: Chỉ tính phí phạt trả chậm khi bạn không trả được khoản nợ tối thiểu theo yêu cầu (khoảng 5% số tiền đã dùng). Nếu không trả đầy đủ số tiền đã dùng từ thẻ tín dụng, bạn sẽ bắt đầu bị tính lãi từ ngày 46 trở đi cho đến khi trả hết nợ.

Ví dụ, bạn dùng thẻ tín dụng để mua một gói hàng trị giá 500.000đ. Sau 45 ngày nếu không thanh toán được tối thiểu 5%*500.000đ= 25.000đ thì sẽ chịu phí phạt ít nhất là 50.000đ tùy ngân hàng, hơn nữa sẽ bị tính lãi suất trên số tiền chưa trả được. Nhưng nếu bạn thanh toán số tiền 25.000đ này trước ngày 45, bạn sẽ không chịu phí phạt song vẫn bị tính lãi suất vì chưa trả đủ 500.000đ.

Không dùng thẻ tín dụng rút tiền mặt

Vai trò chính của thẻ tín dụng là thanh toán chứ không phải để rút tiền mặt. Tuy nhiên, không ít người vẫn quên mất điều này dù tất cả các nhà phát hành đều tính phí rút tiền mặt khá cao (từ 3-4% số tiền rút và phí tối thiểu là 50.000đ tùy từng ngân hàng). Chưa kể, khoản tiền này sẽ được xem như khoản vay cá nhân với lãi suất 20-30%/ năm như trên được áp dụng ngay sau khi giao dịch rút tiền thành công.

→  Không nên rút tiền mặt từ thẻ tín dụng.

Không nên mở nhiều thẻ tín dụng

Mở quá nhiều thẻ tín dụng lại là một thói quen không tốt ảnh hưởng đến việc uy tín tín dụng của bạn. Do công ty thay đổi ngân hàng trả lương, các chương trình miễn phí phát hành thẻ nhiều nên việc một người cùng lúc có gần chục thẻ ATM là điều bình thường. Tuy nhiên, với thẻ tín dụng, nếu mở quá nhiều sẽ là một cái bẫy rất lớn đối với mọi người sử dụng vì nó sẽ ảnh hưởng đến ví tiền của bạn.

Theo lãnh đạo một ngân hàng, mỗi người chỉ nên có tối đa 2 thẻ tín dụng. Bên cạnh đó, xếp hạng tín dụng CIC- tiêu chí quan trọng để có thể vay tiền ngân hàng từ nay về sau, sẽ không tốt nếu các nhà băng biết bạn mở quá nhiều thẻ tín dụng. Nếu được cấp hạn mức tín dụng lớn, bạn chỉ cần mở một thẻ.

Thẻ tín dụng là công cụ thanh toán được ngân hàng và nhà cung cấp hàng hóa giúp tạo ra nhiều ưu đãi nhất cho chủ thẻ, phổ biến nhất là được khuyến mãi giảm giá thường xuyên. Nếu sử dụng thẻ tín đúng cách, không những là công cụ giúp bạn tiết kiệm chi tiêu được rất nhiều mà còn giúp bạn tạo thu nhập ngay cả khi chi tiêu.

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x