Rate this post

Việc khách hàng đăng ký thẻ tín dụng là để quản lý chi tiêu, thanh toán, giao dịch một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Dù sử dụng vào mục đích nào thì những thông tin quan trọng khi đăng ký thẻ dưới đây khách hàng nào cũng cần phải biết.

1. Cách thẻ vận hành

Hiện nay không chỉ có ngân hàng được quyền phát hành và cung ứng các dịch vụ trên thẻ mà còn có sự tham gia của các tổ chức tài chính, công ty nước ngoài. Vì vậy khi có nhu cầu mở thẻ, khách hàng nên tìm hiểu thật kỹ về các đơn vị phát hành thẻ, các dòng thẻ, hạn mức thẻ để lựa chọn đăng ký thẻ tín dụng cho phù hợp.

mở thẻ tín dụng

Mua sắm thẻ ga với khi đăng ký thẻ tín dụng 

Khi đã lựa chọn được tổ chức, ngân hàng uy tín khách hàng có thể liên hệ hoặc đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng đó để được hướng dẫn cách đăng ký thẻ tín dụng nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Sở hữu tấm thẻ tín dụng trong tay người tiêu dùng có thể thoải mái rút tiền, thanh toán, chuyển đổi ngoại tệ, in sao kê…tại tất cả hệ thống cây ATM trong nước và quốc tế có liên kết với ngân hàng phát hành thẻ. Thanh toán vô cùng nhanh chóng và tiện lợi với máy POS mà không cần nhập mã pin, chỉ cần nhập mã CVV gồm 3 con số ở phần mặt sau của thẻ là giao dịch đã được thực hiện.

Ngoài ra khách hàng còn có thể thanh toán trực tuyến khi mua hàng tại các trang web thương mại điện tử thông qua dịch vụ hỗ trợ như internet banking, One Pay, Pay Net…vô cùng hiện đại, tiện lợi và dễ sử dụng. Nắm vững cách vận hành của thẻ tín dụng là việc làm hết sức cần thiết để khách bảo vệ lợi ích của mình một cách tốt nhất khi sử dụng thẻ.

2. Kích hoạt thẻ

Việc kích hoạt cũng là một trong các vấn đề mà người sử dụng thẻ tín dụng thường không chú ý dẫn đến thẻ bị mất hiệu lực khi vừa mới phát hành. Có 3 cách kích hoạt thẻ phổ biến hay được mọi người sử dụng đó là: Gửi tin nhắn SMS đến tổng đài để kích hoạt thẻ; liên hệ tổng đài viên để kích hoạt thẻ; nhân viên của đơn vị phát hành thẻ liên hệ khách để kích hoạt thẻ.

Sau khi phát hành thẻ cho khách hàng, nhân viên sẽ liên hệ lại với bạn qua điện thoại để kích hoạt thẻ. Hãy chú ý lắng nghe nội dung trao đổi của nhân viên, xác minh kỹ lại các thông tin cá nhân để không mất quá nhiều thời gian chờ đợi hoặc có thể bị từ chối kích hoạt thẻ.

Ngoài ra, khi đăng ký làm thẻ tín dụng khách hàng cần xác định rõ mục đích chính khi sử dụng thẻ của mình là thanh toán hưởng ưu đãi chứ không phải rút tiền hay sử dụng các dịch vụ hỗ trợ khác trên thẻ.

3. Các loại phí cơ bản trên thẻ

Để thẻ hoạt động được và thực hiện tốt các chức năng của mình, khách hàng sẽ phải mất một số khoản phí cơ bản trên thẻ như sau:

Phí phát hành thẻ

Đây là loại phí đầu tiên bạn cần chi trả khi có nhu cầu làm thẻ tín dụng. Phí phát hành thẻ được áp dụng cho tất cả các loại thẻ của ngân hàng: Thẻ ghi nợ, ATM, Visa, Mastercard…

Ví dụ: Phí làm thẻ tín dụng Visa Platinum Eximbank là 200,000; thẻ Gold của Sacombank là 199,000 VNĐ; loại thẻ Platinum của Vietcombank là 499,000 VNĐ…

Tại mỗi ngân hàng sẽ có quy định khác nhau về mức phí làm thẻ tín dụng của mình, vì vậy khách hàng cần tìm hiểu và biết loại phí để cân nhắc lựa chọn thẻ cho phù hợp.

mở thẻ tín dụng

Tổng hợp các loại phí trên thẻ tín dụng 

Phí thường niên

Là phí dịch vụ hàng năm để duy trì tài khoản thẻ tín dụng và những lợi ích của thẻ, phí này tính thường được tính ngay khi bạn kích hoạt hoặc nhận thẻ. Thông thường các ngân hàng sẽ thu phí theo năm với mức phí trung bình khoảng 200.000VNĐ/năm.

Phí rút tiền mặt

Thẻ tín dụng cũng cung cấp chức năng rút tiền mặt khi cần, đặc biệt khách hàng có thể rút tối đa 70% hạn mức tín dụng được ngân hàng cho phép trên thẻ. Tuy vậy mức phí rút tiền mặt lại khá cao, từ 2-4%/số tiền rút, vì vậy mà rất ít khi khách hàng rút tiền trên thẻ trừ khi có trường hợp cần thiết.

Phí giao dịch quốc tế

Là phí được tính khi khách hàng có nhu cầu giao dịch, thanh toán, chuyển đổi ngoại tệ tại nước ngoài. Theo đó mức phí này sẽ bị trừ phần trăm trên số tiền sử dụng cho giao dịch đó.

Cụ thể: Ngân hàng HSBC lấy 4% phí dịch vụ khi giao dịch quốc tế, các loại thẻ cao cấp hơn thì được giảm bớt mức phí xuống còn 2,75-3%. Ngân hàng BIDV tính mức phí giao dịch quốc tế khá thấp, chỉ 2,1% cho tất cả các loại thẻ, Vietcombank là 2,5%, sacombank là 2,6%….vậy nên khách hàng cần tìm hiểu kỹ trước khi tiến hành giao dịch tại nước ngoài.

Ba vấn đề khách hàng cần nắm khi đăng ký thẻ tín dụng được chia sẻ qua bài viết này thực sự vô cùng hữu ích, giúp các bạn sớm sở hữu cho mình được một tấm thẻ ưng ý và phù hợp với nhu cầu chi tiêu của bản thân. Đừng quên tìm hiểu thêm các điều kiện đăng ký thẻ tín dụng ngân hàng để không bị từ chối khi làm thẻ các bạn nhé!

Theo thị trường tài chính Việt Nam

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x