Vay tín chấp là một trong những hình thức vay tiền được rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp sử dụng. Với hình thức này các bạn có thể vay tiền dễ dàng, nhanh chóng hơn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin về vay tín chấp và những điều cần biết.
Vay tín chấp là gì?
Vay tín chấp là hình thức cho vay mà không cần có tài sản đảm bảo, dựa vào uy tín cá nhân để trả nợ. Người ta thường tiến hành vay tín chấp nhằm các mục đích cá nhân như vay tiền để tổ chức đám cưới, đi du lịch, hoặc cần gấp để tiến hành công việc. Các khoản vay tín chấp thường từ 10 triệu – 500 triệu đồng. Thường thời gian cho vay kéo dài từ 12 tháng – 60 tháng.
Vay tín chấp có rất nhiều hình thức. Các bạn có thể vay tín chấp theo bảng lương, bảo hiểm nhân thọ, hóa đơn tiền điện, tiền nước, hợp đồng kinh doanh của công ty,… Người đi vay tín chấp sẽ phải trả cả vốn lẫn lời theo đúng như yêu cầu của người cho vay.
Những điều cần biết khi vay tín chấp
Khi vay tín chấp các bạn cần phải chú ý đến những vấn đề sau đây:
Lãi suất
Vay tín chấp không có bất kì một giấy tờ đảm bảo nào nên thường sẽ có mức lãi suất rất cao hơn so với các hình thức cho vay khác. Thông thường lãi suất vay tín chấp sẽ do bên đi vay và bên cho vay cùng nhau thỏa thuận và đưa ra quyết định cuối cùng. Trung bình lãi suất cho vay tín chấp chỉ dao động trong khoảng 15 – 25%/ năm, trên 30%/ năm là cao, trên 40%/ năm là rất cao. Những khoản vay có lãi suất 50%/ năm là lãi suất cắt cổ. Nếu mức lãi suất cao hơn nữa thì đây được cao là tín dụng đen.
Các loại chi phí khác
Ngoài lãi suất phải trả theo đúng quy định hàng tháng thì trên hợp đồng thường sẽ có thêm những chi phí khác về việc trả tiền trước thời hạn và trả lãi muộn. Khi các bạn muốn trả hết tiền sớm hơn thời hạn quy định trên đồng, các bạn sẽ phải chịu một mức phạt khoảng 5% tổng số tiền dư nợ còn lại.
Ngược lại, khi các bạn trả lãi hàng tháng muộn, các bạn cũng phải chịu một mức phí phạt. Thông thường mức phí phạt này sẽ do các công ty quy định. Mức phí phạt được áp dụng nhiều nhất đó 300.000 đồng/ lần nộp lãi suất muộn, nhưng cũng có công ty quy định áp mức 150% lãi suất hiện tại, hoặc 2% số dư nợ.
Điểm tín dụng xấu
Khi các bạn tiến hành vay tín chấp thì hệ thống CIC sẽ tiến hành xếp hạng người vay vào 1 trong 5 nhóm sau:
- Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn (nợ không quá 1 – 10 ngày).
- Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý (nợ quá 10 – không quá 90 ngày).
- Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn (nợ quá 90 – 180 ngày).
- Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ (nợ quá hạn 181 – 360 ngày).
- Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn (nợ quá hạn 360 ngày).
Nếu nằm trong nhóm từ 3 – 5, người vay sẽ bị đánh giá là có điểm tín dụng xấu, các ngân hàng, các điểm cho vay sẽ không duyệt bất kỳ một hồ sơ cho vay nào của người đó. Bởi vậy khi tiến hành vay tín chấp, các bạn cần phải cân nhắc thật kỹ và có sự cân đối chi phù hợp.
Như vậy, qua bài viết này các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về vay tín chấp và những điều cần biết. Hãy chắc chắn rằng mình đã suy nghĩ thật kỹ trước khi vay tín chấp.