5/5 - (2 bình chọn)

Mặc dù đã có mặt trên thị trường khá lâu, nhưng rất ít khách hàng để tâm đến việc tìm hiểu quẹt thẻ tín dụng là gì? Khi nào nên hoặc không nên cà thẻ tín dụng để thanh toán.

Quẹt thẻ tín dụng là gì?

Là một hoạt động không thể thiếu với mọi khách hàng khi sử dụng thẻ để giao dịch và thanh toán. Hiện nay tại rất nhiều các điểm mua sắm lớn nhỏ liên kết với ngân hàng phát hàng thẻ đã đưa vào sử dụng hình thức thanh toán quẹt thẻ tín dụng trên máy POS, chỉ cần nhập mã CVV đồng thời ký tên lên hóa đơn là hóa đơn mua hàng đã được thanh toán vô cùng nhanh chóng và tiện lợi.

quẹt thẻ tín dụng

Mặc dù có nhiều ưu điểm vượt trội, xong quẹt thẻ tín dụng cũng đem đến cho khách hàng khá nhiều rủi ro khi chủ quan trong mua sắm và thực hiện giao dịch trên thẻ.

3 thời điểm không nên quẹt thẻ tín dụng thanh toán

Chưa quản lý được chi tiêu

Bạn nên biết rằng khi sử dụng thẻ tín dụng là ngân hàng đang cấp cho bạn một hạn mức vay trên thẻ gấp 2-3 lần thu nhập hàng tháng và bạn sẽ phải trả khoản nợ này theo quy định của ngân hàng phát hành thẻ. Đây chính là một cám dỗ lớn khiến không ít người tiêu dùng rơi vào cảnh nợ thẻ tín dụng.

Đã không ít trường hợp khách hàng vì chi tiêu mất kiểm soát đã phải trả nợ ngân hàng với mức lãi suất rất cao từ 26-33%, cộng thêm một khoản phí phạt vì chậm trễ thanh toán. Số tiền này ban đầu có thể không quá lớn, nhưng nếu để nợ chồng chất từ tháng này qua tháng khác thì sẽ rất nguy hiểm. Chưa kể, việc nợ thẻ còn khiến lịch sử tín dụng của bạn bị ảnh hưởng tiêu cực.

Vì thế, trước khi quẹt thẻ thanh toán tại các siêu thị, cửa hàng…bạn hãy chắc rằng mình đang chi tiêu đúng mức và kiểm soát được nó. Hãy cẩn thận với cảm giác “hào hứng” khi được thoải mái chi tiêu số tiền gấp mấy lần lương mà lại không phải trả lãi suất trong vòng 45-55 ngày, vì cuối cùng thì bạn vẫn phải trả đầy đủ số tiền đó cho ngân hàng.

Với thẻ tín dụng, bạn hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định mở thẻ để tiêu dùng, nhất là khi không thể kiểm soát được chi tiêu của chính mình. Hiện nay cũng có không ít các vụ lừa đảo trên thẻ được thực hiện bằng quẹt thẻ tín dụng giả có thông tin của khách hàng nhằm chiếm đoạt tài sản và thực hiện các hành vi tiêu dùng phạm pháp. Vậy nên hãy là người tiêu dùng thông minh để không trở thành nạn nhân của những vụ lừa đảo này nhé!

Đang vay tín chấp ngân hàng

Về cơ bản, thẻ tín dụng và vay tín chấp có khá nhiều điểm tương đồng vì đều là sử dụng tiền có ngân hàng trước sau đó trả nợ sau, chỉ khác về số hạn mức và lãi suất mà thôi.

Với thẻ tín dụng, bạn được miễn lãi trong 45-55 ngày khi sử dụng số tiền trong thẻ để thanh toán và chi tiêu. Sau thời hạn này nếu khách hàng không trả được nợ, ngân hàng sẽ bắt đầu tính lãi trên số tiền nợ bạn chưa thanh toán dao động từ 26-33%.

Đối với vay tín chấp, bạn sẽ được cấp một hạn mức tín dụng theo thu nhập cá nhân của mình để chi tiêu. Trong suốt thời gian vay tín chấp khách hàng sẽ phải trả nợ và lãi hàng tháng cho ngân hàng đến khi hết nợ, trường hợp không trả nợ đúng hạn sẽ phải chịu mức lãi suất là 20%/năm.

Vì cả hai đều là những hình thức vay nợ ngân hàng, nên khi đang vay tín chúng tôi khuyên bạn không nên mở thẻ tín dụng hoặc quẹt thẻ thanh toán để tiêu dùng. Khách hàng cần kiểm soát chi tiêu thật chặt chẽ, tránh “gánh” thêm quá nhiều khoản nợ không đáng có khác.

Đang nợ thẻ tín dụng

Bạn nên giải quyết hết dư nợ trong thẻ tín dụng trước khi tiếp tục quẹt thẻ. Hãy thanh toán hết phần chi tiêu mà bạn còn nợ ngân hàng, trước khi tiếp tục quẹt thẻ mua sắm những món đồ mới của tháng này.

Kiểm soát bảng sao kê thẻ tín dụng hàng tháng để lên kế hoạch tiết kiệm cho bản thân và gia đình. Nếu bạn đang có quá nhiều nợ, hãy tạm ngưng sử dụng thẻ tín dụng và lập bắt đầu trả nợ cho ngân hàng càng sớm càng tốt.

3 thời điểm không nên quẹt thẻ tín dụng thanh toán được chia sẻ qua bài viết trên sẽ giúp khách hàng có thêm nhiều kiến thức bổ ích để sử dụng và tiêu dùng hiệu quả hơn với thẻ tín dụng. Chúc các bạn thành công!

Theo thị trường tài chính Việt Nam

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x